Luật áp dụng về C/O
Xuất xứ hàng hóa là các quy tắc và yêu cầu liên quan để xác định hàng hóa có nguồn gốc tại một nước hoặc vùng lãnh thổ cụ thể theo từng quy tắc xuất xứ cụ thể. Các quy tắc xuất xứ chỉ áp dụng đối với hàng hóa hữu hình được phân loại trong danh mục mã HS hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), không áp dụng để xác định hàng hóa như dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, và nguồn gốc của con người.
1. Quy định chung:
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam (C/O mẫu B, mẫu DA59, mẫu Peru, Turkey, …):
Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương (Quy định về xuất xứ hàng hóa).
3. Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập – GSP (C/O mẫu A):
Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập hay gọi tắt là GSP (Generalized System of Preferences) là hệ thống ưu đãi thuế quan được các nước giàu hay còn gọi là các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (nước thụ hưởng) hưởng ưu đãi về miễn hoặc giảm thuế. Hàng hóa xuất khẩu từ các nước thụ hưởng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định của nước cho hưởng (EU, Thụy Sỹ, Canada, Nhật Bản, …).
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu (Handbook on The Scheme of European Union);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Na Uy (Handbook on The Scheme of Norway);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Thụy Sỹ (Handbook on The Scheme of Switzerland);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Nhật Bản (Handbook on The Scheme of Japan);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Canada (Handbook on The Scheme of Canada);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của New Zealand (Handbook on The Scheme of New Zealand);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Australia (Handbook on The Scheme of Australia);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Hoa Kỳ (Handbook on TheScheme of US);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Thổ Nhĩ Kỳ (Handbook on The Scheme of Turkey);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Nga, Belarus, Kazakhstan (Handbook on The Scheme of Russia-Belarus-Kazakhstan).
4. Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA):
https://ecosys.gov.vn/Homepage/DocumentView.aspx
5. Quy định khác liên quan:
- Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 – Phân loại HS (Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 26/6/2017 của Bộ Tài Chính);
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại (Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ);
- Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016);
- Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo (Nghị định số 107/2018/ND-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ);
- Quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu (Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ);
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi là Thông tư số 28/2015/TT-BCT) (Thông tư 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020);
- Hướng dẫn chung (Annex II-B) về khai Giấy chứng nhận xuất xứ ICO (Quy định số EB 3775/01 ngày 12/4/2001 của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO)
Mã quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu cà phê (Quy định số ICC 102-9 ngày 27/4/2009 của ICO); - Mã cảng xuất khẩu cà phê (Quy định số WP Council 174/08 Rev. 1 ngày 9/9/2009 của ICO);
- Quy định liên quan khác đối với mặt hàng cà phê (Quy định số ED 1918/04 ngày 24/5/2004);
- Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa không đáp ứng quy định xuất xứ (Quy định về nội dung xác nhận trên mẫu Giấy chứng nhận-GCN).
*Lưu ý: Cập nhật thường xuyên các quy định có thể được thay đổi bởi cơ quan chức năng.