[vccitranslate]

Xanh hóa ngành dệt may

Ngày 27-10, Chi nhánh Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam ti TP.HCM (VCCI-HCM) phi hp vi Hip hi Dt May Vit Nam (VITAS) và T chc Bo tn Thiên nhiên Thế gii (WWF) t chc hi tho “Làm thế nào đ doanh nghip dt may và các khu công nghip đng hành phát trin bn vng”.

Ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI-HCM phát biểu khai mạc tại hội thảo: Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm mong muốn ngành thời trang nói riêng và dệt may nói chung phát triển mạnh mẽ nhưng cần tuân thủ định hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Việc “xanh hóa” của ngành tác động đến môi trường và sự phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như ngành dệt may. Bên cạnh đó, các DN dệt may cần phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý KCN, KCX để cùng nhau bàn bạc và đưa ra kế hoạch giảm phát thải hóa chất độc hại trong DN dệt may tại Việt Nam. Chính phủ cần có những chính sách quy định rõ ràng, minh bạch về tiêu chí công nghệ đầu tư đối với ngành dệt may; xây dựng các chương trình hỗ trợ DN lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn cho DN cách xác định hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc hại, nguy hiểm của hóa chất.

Ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI-HCM phát biểu khai mạc tại hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện VITAS cho biết, dệt may là ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế với khoảng 12,43% tổng giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Tuy nhiên, ngành dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề môi trường khi là ngành tiêu tốn nhiều năng lượng, nước và xả thải nhiều nhất ra môi trường. Trung bình mỗi năm, ngành dệt may Việt Nam phải chi khoảng 3 tỷ USD cho năng lượng sản xuất. Không chỉ sử dụng nhiều năng lượng, ngành dệt may còn gây ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất độc hại.

Chỉ tính riêng công đoạn dệt nhuộm, toàn ngành đã sử dụng 85% nước, 65% hóa chất. Hiện nay ở nhiều địa phương, chính quyền không cấp phép cho các dự án đầu tư dệt nhuộm, là một khó khăn đối với ngành dệt may trong việc đáp ứng yêu cầu nguồn gốc xuất xứ từ vải và sợi đối với sản phẩm dệt may, mà các hiệp định thế hệ mới yêu cầu.

Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của ngành dệt may, đại diện VITAS kiến nghị Chính phủ cho quy hoạch xây dựng một khu công nghiệp dành riêng cho ngành dệt may. Khu công nghiệp này phải có diện tích khoảng 300ha và đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, khí thải tập trung.

Liên quan đến lĩnh vực này, bà Hoàng Thị Thanh Nga, Quản lý xanh hóa ngành dệt may Việt Nam, thuộc Tổ chức Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), cho biết, ngành dệt may đang đứng trước thách thức mới, đó là không chỉ đáp ứng yêu cầu nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu sản xuất mà còn phải chứng minh được trách nhiệm xã hội với sức khỏe cộng đồng, các vấn đề liên quan đến môi trường.

Bà Hoàng Thị Thanh Nga, Quản lý xanh hóa ngành dệt may Việt Nam, thuộc Tổ chức Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) phát biểu tại hội thảo.

Thời gian qua, WWF đã phối hợp với VITAS triển khai một dự án “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững” nhằm thúc đẩy quản lý lưu vực sông tốt hơn, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước và sử dụng năng lượng bền vững. Đồng thời, WWF cũng đang kỳ vọng sẽ hỗ trợ được nhiều hơn cho các khu công nghiệp trong việc tiếp cận gói “tín dụng xanh” để đầu tư khu công nghiệp dành riêng cho ngành dệt may.

Ngun tng hp: Sài Gòn Gii Phóng Online, Trung tâm thông tin thương mại – VCCI-HCM

 

  • Sự kiện
  • Đào tạo