[vccitranslate]

Tuyển tư vấn thực hiện đào tạo và tư vấn cho Doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất bền vững, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo yêu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

Giới thiệu chung:

Trong nhiều năm qua, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới. Hàng năm ngành tôm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.  Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp tôm đứng thứ hai trên thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tống giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới (GSO, 2023).

Đối với ngành lúa gạo, ngành lúa gạo luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hằng năm, lượng lúa gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng lúa gạo xuất khẩu trên thế giới. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 8 triệu tấn lúa gạo, đứng vị trí thứ 3 về xuất khẩu lúa gạo, mang về 4,6 tỷ USD (WB, 2023).

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các yêu cầu ngày một tăng cao của khách hang, các Doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa phải thực hiện các tiêu chuẩn về sản phẩm (GAP, Organic,…) cũng như về hệ thống, môi trường, trách nhiệm xã hội,… (ISO, BSCI, Sedex-Smecta,…). Trong bối cảnh đó, nhiều Doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức về mặt nhận thức, kiến thức và thực hành sản xuất nhằm đáp ứng và đạt được các tiêu chuẩn nói trên.

Trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Doanh nghiệp tôm và lúa thông qua nâng cao kỹ năng làm việc và an toàn vệ sinh lao động tại Doanh nghiệp” ở 6 tỉnh TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau do VCCI-HCM thực hiện trong giai đoạn 2024-2026 với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, VCCI-HCM tìm kiếm các chuyên gia có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện đào tạo và tư vấn cho Doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa về các tiêu chuẩn sản xuất bền vững, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội theo yêu cầu của khách hàng, giúp Doanh nghiệp có đầy đủ kiến thức và thực hành để tiến hành cải tiến tại nhà máy và có đủ điều kiện đạt được các tiêu chuẩn/chứng nhận nói trên.

Mục tiêu:

  • Doanh nghiệp nâng cao năng lực về kiến thức và thực hành tiêu chuẩn sản xuất bền vững mà khách hàng đang yêu cầu.
  • Doanh nghiệp thực hiện các cải tiến thực tế tại nhà máy: hoàn thiện hệ thống, quy trình, chính sách, cơ sở vật chất,… nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong tiêu chuẩn đó.
  • Doanh nghiệp vượt qua được đánh giá của bên thứ 3 để có thể đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu bền vững theo yêu cầu của khách hàng.

Phạm vi và nội dung công việc:

  1. Phạm vi:
  • Các hoạt động đào tạo và tư vấn sẽ được triển khai cho các Doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa tại 06 tỉnh dự án: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  1. Nội dung công việc: Chuyên gia sẽ thực hiện các công việc như sau:
  • Làm việc cùng VCCI-HCM để xây dựng kế hoạch hỗ trợ Doanh nghiệp dựa trên kết quả đánh giá ban đầu đã triển khai, nhu cầu của Doanh nghiệp và yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện các tiêu chuẩn xuất khẩu
  • Trực tiếp thực hiện 05 khoá đào tạo/ nội dung tư vấn Doanh nghiệp với sự hỗ trợ của VCCI-HCM
  • Báo cáo kết quả đào tạo và tư vấn tại Doanh nghiệp.
  • Ghi nhận các thực hành tốt, các ví dụ điển hình, ý tưởng cải tiến/sáng kiến tốt của người lao động để tổng hợp và xây dựng thành các bài viết, video để chia sẻ cho cộng đồng Doanh nghiệp

 Kết quả mong đợi:

  • 01 bản báo cáo kết quả đào tạo và tư vấn tại Doanh nghiệp bao gồm thông tin về tiêu chuẩn sản xuất bền vững mà Doanh nghiệp thực hiện, hiện trạng về hệ thống, quy trình, chính sách, cơ sở vật chất,… mà Doanh nghiệp đang áp dụng, các đề xuất của chuyên gia để Doanh nghiệp cải tiến và hành động của Doanh nghiệp đã thực hiện để đáp ứng được các tiêu chuẩn đó, kết quả Doanh nghiệp đã thực hiện được so với các yêu cầu trong các tiêu chuẩn, các khuyến nghị thêm (nếu có),…

Kế hoạch triển khai:

Dự kiến từ ngày 25/11/2024 đến 31/12/2024.

Địa điểm: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Yêu cầu đối với chuyên gia:

Chuyên gia thực hiện hoạt động theo yêu cầu trong TOR cần có các yêu cầu sau:

  • Có từ 10 năm kinh nghiệm trong các hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp sản xuất.
  • Có từ 05 năm kinh nghiệm trong các hoạt động đào tạo, tư vấn Doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất bền vững theo yêu cầu của khách hàng quốc tế.
  • Có kinh nghiệm phối hợp cùng VCCI-HCM trong các hoạt động đào tạo & tư vấn Doanh nghiệp.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm Office .

Nộp đề xuất:

  • Các chuyên gia có quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động trong TOR này cần gửi đề xuất qua email đến địa chỉ: thanh.nguyen@vcci-hcm.org.vn trước ngày 18/11/2024.
  • Hồ sơ bao gồm:

+ Lý lịch trích ngang (CV) của chuyên gia

+ Đề xuất kỹ thuật (bao gồm phương pháp, kế hoạch thực hiện, thời gian dự kiến, trách nhiệm,…)

+ Đề xuất chi phí chuyên gia (bao gồm kế hoạch số ngày làm việc, kế hoạch thực hiện chi tiết, thời gian,…)

LƯU Ý: Chúng tôi chỉ thông báo đến những chuyên gia được lựa chọn.

  • Sự kiện
  • Đào tạo