Tuyển tư vấn đánh giá ban đầu hiện trạng và nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và các cơ hội cải tiến của doanh nghiệp trong chuỗi tôm và lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
- 05/09/2024
- Giới thiệu chung:
Trong nhiều năm qua, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới. Hàng năm ngành tôm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp tôm đứng thứ hai trên thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tống giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới (GSO, 2023).
Đối với ngành lúa gạo, ngành lúa gạo luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hằng năm, lượng lúa gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng lúa gạo xuất khẩu trên thế giới. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 8 triệu tấn lúa gạo, đứng vị trí thứ 3 về xuất khẩu lúa gạo, mang về 4,6 tỷ USD (WB, 2023).
Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng của đội ngũ quản lý, người lao động của một số doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa gạo vẫn còn hạn chế, khiến Doanh nghiệp vận hành không hiệu quả, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về lao động và thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện môi trường và điều kiện làm việc
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các yêu cầu ngày một tăng cao của các khách hàng quốc tế trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động, các Doanh nghiệp cần xây dựng được các chính sách nhân sự và lao động tuân thủ theo các quy định của pháp luật lao động trong nước cũng như đáp ứng được các yêu cầu của các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế. Đồng thời xây dựng được các kế hoạch nhằm cải thiện các chính sách nhân sự, môi trường lao động nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
Với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, VCCI-HCM đã xây dựng và tiến hành sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa gạo (sau đây gọi tắt là Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp) để đánh giá các doanh nghiệp trong 02 chuỗi tại đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2022-2023, kết quả đánh giá đã xác định được các thực trạng, khó khăn cũng như các nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp, từ đó giúp VCCI-HCM xây dựng các can thiệp phù hợp. Các hoạt động đánh giá ban đầu đã được doanh nghiệp đánh giá rất cao vì phù hợp với thực tế doanh nghiệp, mang lại tác động tích cực đến hiệu quả vận hành, quản lý của doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Doanh nghiệp tôm và lúa thông qua nâng cao kỹ năng làm việc và an toàn vệ sinh lao động tại Doanh nghiệp” (gọi tắt là Dự án) ở 6 tỉnh TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau do VCCI-HCM thực hiện trong giai đoạn 2024-2026 với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, VCCI-HCM tiếp tục thực hiện sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu cho các doanh nghiệp mới trong 02 chuỗi tại các tỉnh dự án để xây dựng các hoạt động hỗ trợ tiếp theo. Do đó, VCCI-HCM mong muốn tìm kiếm các chuyên gia tư vấn phù hợp để thực hiện hoạt động đánh giá ban đầu, xác định các cơ hội cải tiến, các dự án cải tiến/sáng kiến về cải thiện hiệu quả hoạt động của nhà máy, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện các chính sách và phúc lợi cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ tại các nhà máy.
- Mục tiêu:
Hoạt động đánh giá ban đầu sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp nhằm mục tiêu:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp: xác định thực trạng về sản xuất, thực hành các chính sách về lao động tại Doanh nghiệp, cùng với việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải tiến của Doanh nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại ĐBSCL.
- Xác định các cơ hội cải tiến và sáng kiến tiềm năng: đề xuất những cơ hội và sáng kiến hỗ trợ Doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện quy trình, hệ thống vàchính sách cho người lao động (đặc biệt là lao động nữ).
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ Doanh nghiệp: dựa trên các kết quả đánh giá ban đầu, xây dựng/đề xuất kế hoạch cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và điều kiện làm việc.
- Phạm vi và nội dung công việc:
- Phạm vi:
Các hoạt động đánh giá ban đầu sẽ được triển khai cho 15 Doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa tại 06 tỉnh dự án: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Nội dung công việc:
Chuyên gia sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Nghiên cứu và thu thập thông tin về Doanh nghiệp: Tiến hành khảo sát và nghiên cứu trước khi thực hiện đánh giá thực địa tại Doanh nghiệp (desk review).
- Thực hiện đánh giá tại Doanh nghiệp: Sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động đánh giá trực tiếp tại Doanh nghiệp.
- Tổng hợp và trình bày các phát hiện chính: Chuyên gia sẽ phân tích và tổng hợp thông tin từ quá trình khảo sát, sau đó trình bày các phát hiện chính/ báo cáo kết quả khảo sát cho Dự án và Ban giám đốc cùng đội ngũ quản lý tại Doanh nghiệp.
- Soạn thảo báo cáo chi tiết: Viết báo cáo chi tiết về kết quả khảo sát và đánh giá hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp.
- Kết quả mong đợi:
- 01 báo cáo tổng hợp: Một báo cáo tổng hợp toàn diện, cung cấp đánh giá chi tiết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, và xác định các cơ hội cải tiến.
- 01 bản báo cáo dưới dạng Slide trình bày cho mỗi Doanh nghiệp được thực hiện hoạt động đánh giá ban đầu, trong đó bao gồm: đánh giá tổng quan về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đánh giá chi tiết các hoạt động của Doanh nghiệp: hệ thống, quy trình, chính sách, an toàn, nhân sự, quản lý sản xuất,… và nêu ra được điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội cải tiến của các hoạt động này.
- 01 bản kế hoạch đề xuất: Một bản kế hoạch chi tiết về lộ trình và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đề ra được chiến lược can thiệp, các chủ đề đào tạo, tư vấn và các cơ hội cải tiến và sáng kiến tiềm năng phù hợp với thực trạng của Doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, quy trình, hệ thống, và chính sách cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
- Kế hoạch triển khai:
Dự kiến từ ngày 20/09/2024 đến 30/11/2024.
Địa điểm: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
- Yêu cầu đối với chuyên gia:
Chuyên gia thực hiện hoạt động theo yêu cầu trong TOR cần đáp ứng các tiêu chísau:
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất của nhà máy, đặc biệt là trong các ngành liên quan đến chuỗi giá trị tôm và lúa gạo.
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ Doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản trị, vận hành doanh nghiệp, hiểu biết về các quy định pháp luật, an toàn vệ sinh lao động.
- Có kinh nghiêm chuyên sâu trong việc sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp do VCCI-HCM phát triển và đào tạo.
- Có kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ Doanh nghiệp bao gồm đào tạo, tư vấn tại Doanh nghiệp.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo nguyên tắc kinh doanh bao trùm, đặc biệt trong việc thúc đẩy sự tham gia của các nhóm yếu thế (như phụ nữ, người lao động nữ) trong chuỗi giá trị.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm triển khai các sáng kiến kinh doanh bao trùm nhằm đảm bảo lợi ích và cơ hội phát triển cho tất cả các thành phần tham gia, đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc/ an toàn vệ sinh lao động cho lao động nữ/ bình đẳng giới.
- Có kinh nghiệm tiến hành khảo sát và đánh giá doanh nghiệp theo phương pháp có sự tham gia của các bên liên quan, đảm bảo việc thu thập thông tin và phân tích dữ liệu từ các quan điểm và lợi ích khác nhau.Có kinh nghiệm hợp tác và phối hợp cùng VCCI-HCM trong các hoạt động đào tạo & tư vấn Doanh nghiệp là một lợi thế.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Office (Word, Excel, PowerPoint) để thực hiện các báo cáo, phân tích dữ liệu, và trình bày kết quả.
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm tốt, nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình đánh giá, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp.
- Có khả năng làm việc độc lập và quản lý thời gian, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đề ra.
- Nộp hồ sơ tư vấn:
- Các chuyên gia có quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động trong TOR này cần gửi đề xuất qua email đến địa chỉ: nguyen@vcci-hcm.org.vn trước ngày 25/09/2024.
- Hồ sơ bao gồm:
+ Lý lịch trích ngang (CV) của chuyên gia
+ Đề xuất kỹ thuật (bao gồm phương pháp, kế hoạch thực hiện, thời gian dự kiến, trách nhiệm,…)
+ Đề xuất chi phí chuyên gia (bao gồm kế hoạch số ngày làm việc, kế hoạch thực hiện chi tiết, thời gian,…)
LƯU Ý: Chúng tôi chỉ thông báo đến những chuyên gia được lựa chọn.
File đính kèm:
- Giới thiệu chung:
Trong nhiều năm qua, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới. Hàng năm ngành tôm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp tôm đứng thứ hai trên thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tống giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới (GSO, 2023).
Đối với ngành lúa gạo, ngành lúa gạo luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hằng năm, lượng lúa gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng lúa gạo xuất khẩu trên thế giới. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 8 triệu tấn lúa gạo, đứng vị trí thứ 3 về xuất khẩu lúa gạo, mang về 4,6 tỷ USD (WB, 2023).
Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng của đội ngũ quản lý, người lao động của một số doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa gạo vẫn còn hạn chế, khiến Doanh nghiệp vận hành không hiệu quả, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về lao động và thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện môi trường và điều kiện làm việc
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các yêu cầu ngày một tăng cao của các khách hàng quốc tế trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động, các Doanh nghiệp cần xây dựng được các chính sách nhân sự và lao động tuân thủ theo các quy định của pháp luật lao động trong nước cũng như đáp ứng được các yêu cầu của các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế. Đồng thời xây dựng được các kế hoạch nhằm cải thiện các chính sách nhân sự, môi trường lao động nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
Với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, VCCI-HCM đã xây dựng và tiến hành sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa gạo (sau đây gọi tắt là Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp) để đánh giá các doanh nghiệp trong 02 chuỗi tại đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2022-2023, kết quả đánh giá đã xác định được các thực trạng, khó khăn cũng như các nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp, từ đó giúp VCCI-HCM xây dựng các can thiệp phù hợp. Các hoạt động đánh giá ban đầu đã được doanh nghiệp đánh giá rất cao vì phù hợp với thực tế doanh nghiệp, mang lại tác động tích cực đến hiệu quả vận hành, quản lý của doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Doanh nghiệp tôm và lúa thông qua nâng cao kỹ năng làm việc và an toàn vệ sinh lao động tại Doanh nghiệp” (gọi tắt là Dự án) ở 6 tỉnh TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau do VCCI-HCM thực hiện trong giai đoạn 2024-2026 với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, VCCI-HCM tiếp tục thực hiện sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu cho các doanh nghiệp mới trong 02 chuỗi tại các tỉnh dự án để xây dựng các hoạt động hỗ trợ tiếp theo. Do đó, VCCI-HCM mong muốn tìm kiếm các chuyên gia tư vấn phù hợp để thực hiện hoạt động đánh giá ban đầu, xác định các cơ hội cải tiến, các dự án cải tiến/sáng kiến về cải thiện hiệu quả hoạt động của nhà máy, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện các chính sách và phúc lợi cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ tại các nhà máy.
- Mục tiêu:
Hoạt động đánh giá ban đầu sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp nhằm mục tiêu:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp: xác định thực trạng về sản xuất, thực hành các chính sách về lao động tại Doanh nghiệp, cùng với việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải tiến của Doanh nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại ĐBSCL.
- Xác định các cơ hội cải tiến và sáng kiến tiềm năng: đề xuất những cơ hội và sáng kiến hỗ trợ Doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện quy trình, hệ thống vàchính sách cho người lao động (đặc biệt là lao động nữ).
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ Doanh nghiệp: dựa trên các kết quả đánh giá ban đầu, xây dựng/đề xuất kế hoạch cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và điều kiện làm việc.
- Phạm vi và nội dung công việc:
- Phạm vi:
Các hoạt động đánh giá ban đầu sẽ được triển khai cho 15 Doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa tại 06 tỉnh dự án: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Nội dung công việc:
Chuyên gia sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Nghiên cứu và thu thập thông tin về Doanh nghiệp: Tiến hành khảo sát và nghiên cứu trước khi thực hiện đánh giá thực địa tại Doanh nghiệp (desk review).
- Thực hiện đánh giá tại Doanh nghiệp: Sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động đánh giá trực tiếp tại Doanh nghiệp.
- Tổng hợp và trình bày các phát hiện chính: Chuyên gia sẽ phân tích và tổng hợp thông tin từ quá trình khảo sát, sau đó trình bày các phát hiện chính/ báo cáo kết quả khảo sát cho Dự án và Ban giám đốc cùng đội ngũ quản lý tại Doanh nghiệp.
- Soạn thảo báo cáo chi tiết: Viết báo cáo chi tiết về kết quả khảo sát và đánh giá hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp.
- Kết quả mong đợi:
- 01 báo cáo tổng hợp: Một báo cáo tổng hợp toàn diện, cung cấp đánh giá chi tiết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, và xác định các cơ hội cải tiến.
- 01 bản báo cáo dưới dạng Slide trình bày cho mỗi Doanh nghiệp được thực hiện hoạt động đánh giá ban đầu, trong đó bao gồm: đánh giá tổng quan về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đánh giá chi tiết các hoạt động của Doanh nghiệp: hệ thống, quy trình, chính sách, an toàn, nhân sự, quản lý sản xuất,… và nêu ra được điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội cải tiến của các hoạt động này.
- 01 bản kế hoạch đề xuất: Một bản kế hoạch chi tiết về lộ trình và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đề ra được chiến lược can thiệp, các chủ đề đào tạo, tư vấn và các cơ hội cải tiến và sáng kiến tiềm năng phù hợp với thực trạng của Doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, quy trình, hệ thống, và chính sách cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
- Kế hoạch triển khai:
Dự kiến từ ngày 20/09/2024 đến 30/11/2024.
Địa điểm: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
- Yêu cầu đối với chuyên gia:
Chuyên gia thực hiện hoạt động theo yêu cầu trong TOR cần đáp ứng các tiêu chísau:
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất của nhà máy, đặc biệt là trong các ngành liên quan đến chuỗi giá trị tôm và lúa gạo.
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ Doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản trị, vận hành doanh nghiệp, hiểu biết về các quy định pháp luật, an toàn vệ sinh lao động.
- Có kinh nghiêm chuyên sâu trong việc sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp do VCCI-HCM phát triển và đào tạo.
- Có kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ Doanh nghiệp bao gồm đào tạo, tư vấn tại Doanh nghiệp.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo nguyên tắc kinh doanh bao trùm, đặc biệt trong việc thúc đẩy sự tham gia của các nhóm yếu thế (như phụ nữ, người lao động nữ) trong chuỗi giá trị.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm triển khai các sáng kiến kinh doanh bao trùm nhằm đảm bảo lợi ích và cơ hội phát triển cho tất cả các thành phần tham gia, đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc/ an toàn vệ sinh lao động cho lao động nữ/ bình đẳng giới.
- Có kinh nghiệm tiến hành khảo sát và đánh giá doanh nghiệp theo phương pháp có sự tham gia của các bên liên quan, đảm bảo việc thu thập thông tin và phân tích dữ liệu từ các quan điểm và lợi ích khác nhau.Có kinh nghiệm hợp tác và phối hợp cùng VCCI-HCM trong các hoạt động đào tạo & tư vấn Doanh nghiệp là một lợi thế.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Office (Word, Excel, PowerPoint) để thực hiện các báo cáo, phân tích dữ liệu, và trình bày kết quả.
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm tốt, nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình đánh giá, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp.
- Có khả năng làm việc độc lập và quản lý thời gian, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đề ra.
- Nộp hồ sơ tư vấn:
- Các chuyên gia có quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động trong TOR này cần gửi đề xuất qua email đến địa chỉ: nguyen@vcci-hcm.org.vn trước ngày 25/09/2024.
- Hồ sơ bao gồm:
+ Lý lịch trích ngang (CV) của chuyên gia
+ Đề xuất kỹ thuật (bao gồm phương pháp, kế hoạch thực hiện, thời gian dự kiến, trách nhiệm,…)
+ Đề xuất chi phí chuyên gia (bao gồm kế hoạch số ngày làm việc, kế hoạch thực hiện chi tiết, thời gian,…)
LƯU Ý: Chúng tôi chỉ thông báo đến những chuyên gia được lựa chọn.
File đính kèm:
- Giới thiệu chung:
Trong nhiều năm qua, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới. Hàng năm ngành tôm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp tôm đứng thứ hai trên thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tống giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới (GSO, 2023).
Đối với ngành lúa gạo, ngành lúa gạo luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hằng năm, lượng lúa gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng lúa gạo xuất khẩu trên thế giới. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 8 triệu tấn lúa gạo, đứng vị trí thứ 3 về xuất khẩu lúa gạo, mang về 4,6 tỷ USD (WB, 2023).
Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng của đội ngũ quản lý, người lao động của một số doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa gạo vẫn còn hạn chế, khiến Doanh nghiệp vận hành không hiệu quả, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về lao động và thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện môi trường và điều kiện làm việc
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các yêu cầu ngày một tăng cao của các khách hàng quốc tế trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động, các Doanh nghiệp cần xây dựng được các chính sách nhân sự và lao động tuân thủ theo các quy định của pháp luật lao động trong nước cũng như đáp ứng được các yêu cầu của các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế. Đồng thời xây dựng được các kế hoạch nhằm cải thiện các chính sách nhân sự, môi trường lao động nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
Với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, VCCI-HCM đã xây dựng và tiến hành sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa gạo (sau đây gọi tắt là Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp) để đánh giá các doanh nghiệp trong 02 chuỗi tại đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2022-2023, kết quả đánh giá đã xác định được các thực trạng, khó khăn cũng như các nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp, từ đó giúp VCCI-HCM xây dựng các can thiệp phù hợp. Các hoạt động đánh giá ban đầu đã được doanh nghiệp đánh giá rất cao vì phù hợp với thực tế doanh nghiệp, mang lại tác động tích cực đến hiệu quả vận hành, quản lý của doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Doanh nghiệp tôm và lúa thông qua nâng cao kỹ năng làm việc và an toàn vệ sinh lao động tại Doanh nghiệp” (gọi tắt là Dự án) ở 6 tỉnh TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau do VCCI-HCM thực hiện trong giai đoạn 2024-2026 với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, VCCI-HCM tiếp tục thực hiện sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu cho các doanh nghiệp mới trong 02 chuỗi tại các tỉnh dự án để xây dựng các hoạt động hỗ trợ tiếp theo. Do đó, VCCI-HCM mong muốn tìm kiếm các chuyên gia tư vấn phù hợp để thực hiện hoạt động đánh giá ban đầu, xác định các cơ hội cải tiến, các dự án cải tiến/sáng kiến về cải thiện hiệu quả hoạt động của nhà máy, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện các chính sách và phúc lợi cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ tại các nhà máy.
- Mục tiêu:
Hoạt động đánh giá ban đầu sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Doanh nghiệp nhằm mục tiêu:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp: xác định thực trạng về sản xuất, thực hành các chính sách về lao động tại Doanh nghiệp, cùng với việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải tiến của Doanh nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại ĐBSCL.
- Xác định các cơ hội cải tiến và sáng kiến tiềm năng: đề xuất những cơ hội và sáng kiến hỗ trợ Doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện quy trình, hệ thống vàchính sách cho người lao động (đặc biệt là lao động nữ).
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ Doanh nghiệp: dựa trên các kết quả đánh giá ban đầu, xây dựng/đề xuất kế hoạch cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và điều kiện làm việc.
- Phạm vi và nội dung công việc:
- Phạm vi:
Các hoạt động đánh giá ban đầu sẽ được triển khai cho 15 Doanh nghiệp trong 02 chuỗi tôm và lúa tại 06 tỉnh dự án: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Nội dung công việc:
Chuyên gia sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Nghiên cứu và thu thập thông tin về Doanh nghiệp: Tiến hành khảo sát và nghiên cứu trước khi thực hiện đánh giá thực địa tại Doanh nghiệp (desk review).
- Thực hiện đánh giá tại Doanh nghiệp: Sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động đánh giá trực tiếp tại Doanh nghiệp.
- Tổng hợp và trình bày các phát hiện chính: Chuyên gia sẽ phân tích và tổng hợp thông tin từ quá trình khảo sát, sau đó trình bày các phát hiện chính/ báo cáo kết quả khảo sát cho Dự án và Ban giám đốc cùng đội ngũ quản lý tại Doanh nghiệp.
- Soạn thảo báo cáo chi tiết: Viết báo cáo chi tiết về kết quả khảo sát và đánh giá hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp.
- Kết quả mong đợi:
- 01 báo cáo tổng hợp: Một báo cáo tổng hợp toàn diện, cung cấp đánh giá chi tiết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, và xác định các cơ hội cải tiến.
- 01 bản báo cáo dưới dạng Slide trình bày cho mỗi Doanh nghiệp được thực hiện hoạt động đánh giá ban đầu, trong đó bao gồm: đánh giá tổng quan về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đánh giá chi tiết các hoạt động của Doanh nghiệp: hệ thống, quy trình, chính sách, an toàn, nhân sự, quản lý sản xuất,… và nêu ra được điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội cải tiến của các hoạt động này.
- 01 bản kế hoạch đề xuất: Một bản kế hoạch chi tiết về lộ trình và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đề ra được chiến lược can thiệp, các chủ đề đào tạo, tư vấn và các cơ hội cải tiến và sáng kiến tiềm năng phù hợp với thực trạng của Doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, quy trình, hệ thống, và chính sách cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
- Kế hoạch triển khai:
Dự kiến từ ngày 20/09/2024 đến 30/11/2024.
Địa điểm: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
- Yêu cầu đối với chuyên gia:
Chuyên gia thực hiện hoạt động theo yêu cầu trong TOR cần đáp ứng các tiêu chísau:
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất của nhà máy, đặc biệt là trong các ngành liên quan đến chuỗi giá trị tôm và lúa gạo.
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ Doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản trị, vận hành doanh nghiệp, hiểu biết về các quy định pháp luật, an toàn vệ sinh lao động.
- Có kinh nghiêm chuyên sâu trong việc sử dụng Bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp do VCCI-HCM phát triển và đào tạo.
- Có kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ Doanh nghiệp bao gồm đào tạo, tư vấn tại Doanh nghiệp.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo nguyên tắc kinh doanh bao trùm, đặc biệt trong việc thúc đẩy sự tham gia của các nhóm yếu thế (như phụ nữ, người lao động nữ) trong chuỗi giá trị.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm triển khai các sáng kiến kinh doanh bao trùm nhằm đảm bảo lợi ích và cơ hội phát triển cho tất cả các thành phần tham gia, đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc/ an toàn vệ sinh lao động cho lao động nữ/ bình đẳng giới.
- Có kinh nghiệm tiến hành khảo sát và đánh giá doanh nghiệp theo phương pháp có sự tham gia của các bên liên quan, đảm bảo việc thu thập thông tin và phân tích dữ liệu từ các quan điểm và lợi ích khác nhau.Có kinh nghiệm hợp tác và phối hợp cùng VCCI-HCM trong các hoạt động đào tạo & tư vấn Doanh nghiệp là một lợi thế.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Office (Word, Excel, PowerPoint) để thực hiện các báo cáo, phân tích dữ liệu, và trình bày kết quả.
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm tốt, nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình đánh giá, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp.
- Có khả năng làm việc độc lập và quản lý thời gian, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đề ra.
- Nộp hồ sơ tư vấn:
- Các chuyên gia có quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động trong TOR này cần gửi đề xuất qua email đến địa chỉ: nguyen@vcci-hcm.org.vn trước ngày 25/09/2024.
- Hồ sơ bao gồm:
+ Lý lịch trích ngang (CV) của chuyên gia
+ Đề xuất kỹ thuật (bao gồm phương pháp, kế hoạch thực hiện, thời gian dự kiến, trách nhiệm,…)
+ Đề xuất chi phí chuyên gia (bao gồm kế hoạch số ngày làm việc, kế hoạch thực hiện chi tiết, thời gian,…)
LƯU Ý: Chúng tôi chỉ thông báo đến những chuyên gia được lựa chọn.
File đính kèm: DGD-VCCI TOR danh gia DN 1.1_Finalised