[vccitranslate]

TOR – Tuyển tư vấn thực hiện “Cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương trong chuỗi giá trị tôm và lúa tại đồng bằng sông Cửu Long”

I. Giới thiệu chung:

Trong nhiều năm qua, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới. Hàng năm ngành tôm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp tôm đứng thứ hai trên thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tống giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
Từ khi bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, ngành tôm Việt Nam đã phát triển cả về quy mô và quản lý kỹ thuật, cũng như năng lực về quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Đối với ngành gạo, ngành gạo luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hằng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn lúa gạo, tiếp tục đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên cả ngành tôm và ngành lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long đều đang gặp những khó khăn và thách thức từ các rủi ro trong thiên tai, các rủi ro trong chuỗi giá trị, tính liên kết trong chuỗi còn lỏng lẻo,…

Để giúp cho việc hỗ trợ chuỗi cung ứng ngành tôm và lúa gạo tìm hiểu thông tin về những rủi ro và xây dựng những kế hoạch, chiến lược, giải pháp phù hợp để giải quyết những rủi ro, đặc biệt là hỗ trợ cho các nhóm xã hội đặc biệt đó là những nguồi nông dân sản xuất quy mô nhỏ có khả năng ứng phó, thích nghi và giảm thiểu các rủi ro, tổ chức Oxfam phối hợp cùng các đối tác đã thực hiện đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương cho chuỗi tôm và lúa vào năm 2019. Nhằm cập nhật tình hình thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro và tính dễ bị tổn thương trong chuỗi, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-HCM) phối hợp với tổ chức Oxfam trong khuôn khổ dự án GRAISEA 2.0 tiến hành khảo sát đánh giá cập nhật cho báo cáo đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương trong chuỗi giá trị tôm và lúa tại đồng bằng sông Cửu Long.

Chính vì vậy, VCCI-HCM mong muốn tìm nhóm chuyên gia có đủ kỹ năng để thực hiện cập nhật cho báo cáo đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương nói trên.

II. Mục tiêu:

– Thực hiện cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương nhằm đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua (từ 2019 đến nay) từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm hỗ trợ cho các bên liên quan trong chuỗi xây dựng chiến lược trong thời gian sắp tới nhằm giảm thiểu các rủi ro đã có và giải quyết các rủi ro mới.

III. Yêu cầu công việc:

Để thực hiện được công việc nói trên, các chuyên gia sẽ cần thực hiện các công việc đánh giá thực địa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt là 2 tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang) để phục vụ cho mục đích cập nhật báo cáo đánh giá.

Các chuyên gia sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan tới chuỗi giá trị ngành tôm và lúa gạo, trách nhiệm xã hội, thích ứng biến đổi khí hậu, kinh doanh bao trùm của DN;
– Phỏng vấn, khảo sát thực địa các bên liên quan trong chuỗi
– Tham vấn với VCCI HCM và Oxfam trong quá trình triển khai để hoàn thiện báo cáo

IV. Thời gian thực hiện:

Từ ngày 10/07/2021 đến ngày 30/07/2021

V. Kết quả đầu ra

Chuyên gia sẽ phải nộp về VCCI-HCM kết quả cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương trong chuỗi giá trị tôm và lúa tại đồng bằng sông Cửu Long dưới dạng file word (40-50 trang)

VI. Yêu cầu chuyên gia:

– Có trên 5 năm kinh nghiệm làm báo cáo nghiên cứu cho các dự án phát triển
– Ưu tiên các chuyên gia đã tham gia các chương trình về đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương do Oxfam tổ chức
– Có kinh nghiệm thực tiễn trong ngành tôm và lúa
– Thành thạo tiếng Anh, Việt
– Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Word, Microsoft Powerpoint

VII. Kinh phí:

– Kinh phí thực hiện nghiên cứu được áp dụng theo định mức ngày công của dự án

VIII. Nộp đề xuất:

– Tư vấn có quan tâm đến việc thực hiện nghiên cứu này cần gửi đề xuất qua email đến địa chỉ: thanh.nguyen@vcci-hcm.org.vn trước ngày 03/07/2021

– Hồ sơ bao gồm:
+ Lý lịch trích ngang (CV) của chuyên gia
+ Đề xuất cho nghiên cứu
+ Đề xuất kinh phí

LƯU Ý: Chúng tôi chỉ thông báo đến những chuyên gia được lựa chọn

  • Sự kiện
  • Đào tạo