[vccitranslate]

Hỏi đáp về kỷ luật lao động

NSDLĐ có thể áp dụng biện pháp khấu trừ thiệt hại vào tiền lương hàng tháng để kỷ luật NLĐ?

=> Khoản 02, Điều 127 BLLĐ nghiêm cấm việc phạt tiền, cắt lương thay vì xử lý kỷ luật lao động.

NLĐ xảy ra vi phạm gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp thì NLĐ có thể bồi thường bằng cách đồng ý khấu trừ thiệt hại vào tiền lương hàng tháng?

=> Điều 129 BLLĐ quy định rằng NLĐ làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc gây thiệt hại tài sản thì phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật, nội quy lao động hoặc giá thị trường. NSDLĐ nên tham khảo thêm Điều 129 và đối chiếu với nội quy lao động đã được quy định để có hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỷ luật sa thải với lao động nữ mang thai nhưng tại thời điểm có quyết định kỷ luật thì cả doanh nghiệp và bản thân lao động này không biết mình mang thai. Như vậy doanh nghiệp có bị xem là vi phạm về xử lý kỷ luật lao động hay không?

=> Mục D, Khoản 4, Điều 122 BLLĐ 2019 quy định không được xử phạt kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang mang thai, thế nên NLĐ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định này của doanh nghiệp. Do đó những thực hành tốt mà NSDLĐ nên làm là lưu trữ những chứng cứ vi phạm của người lao động, và biên bản xử lý kỷ luật bao gồm giải trình của NLĐ. Những chứng cứ này giúp chứng minh rằng doanh nghiệp căn cứ áp dụng kỷ luật sa thải do vi phạm nghiêm trọng từ phía NLĐ chứ không phải phân biệt đối xử đối với lao động nữ mang thai. Bên cạnh đó, bản thân nữ lao động này đã có cơ hội bày tỏ quan điểm và giải trình nhưng không đề cập đến việc lao động nữ này thuộc trường hợp không được áp dụng kỷ luật sa thải.

Trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày không liên lạc được và trước đó đã gây hư hỏng thiết bị của doanh nghiệp thì NSDLĐ có thể khấu trừ tiền bồi thường này vào tiền lương của NLĐ được không?

=> Theo Điều 102 BLLĐ, thì NSDLĐ được khấu trừ tiền lương của NLĐ nhưng mức khấu trừ này không được quá 30% tiền lương thực trả hàng tháng sau khi đã trích nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc. Theo Điều 129, thì trong trường hợp NLĐ gây hậu quả nghiêm trọng do sơ suất không vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, thì phải bồi thường 03 tháng lương theo quy định tại Điều 102.

Trường hợp NLĐ đã hết thời hạn hợp đồng lao đồng và đã được thanh toán đầy đủ lượng, nhưng sau đó doanh nghiệp phát hiện NLĐ có hành vi trộm cắp tài sản thì có thể áp dụng hình thức kỷ luật nào?

=> Căn cứ theo Điều 3, Điều 34, Điều 117 thì khi hợp đồng lao động đã hết hạn thì NLĐ không còn có quan hệ lao động với NSDLĐ do đó không thể áp dụng kỷ luật lao động. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có thể tham khảo Điều 584, Điều 585 và Điều 588 Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khởi kiện bồi thường thiệt hại để có hướng giải quyết.

  • Sự kiện
  • Đào tạo