Truyền thông xã hội có thể “tàn phá” thương hiệu
- 16/04/2017
Như con dao hai lưỡi, truyền thông xã hội có thể vừa đưa thương hiệu lên đỉnh cao, vừa có thể đẩy thương hiệu đến vực sâu.
Truyền thông xã hội được xem là một phần quan trọng trong việc củng cố chiến lược marketing kỹ thuật số. Từ việc bán sản phẩm trên mạng xã hội, marketing nội dung hay hỗ trợ khách hàng, việc tiếp thị truyền thông xã hội cho bạn cơ hội hoàn hảo để tiếp xúc với người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu.
Với rất nhiều nền tảng (platform) có sẵn, cùng với cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các kênh kỹ thuật số, các thương hiệu sẽ gặp phải khó khăn tạo ra điểm nhấn trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc Twitter.
Việc thương hiệu được nhìn nhận một cách tích cực hay tiêu cực là điểm mấu chốt các nhà quản lý thương hiệu cần lưu tâm. Như con dao hai lưỡi, nó có thể vừa đưa thương hiệu lên đỉnh cao, vừa có thể đẩy thương hiệu đến vực sâu.
Một ví dụ điển hình khi thương hiệu của bạn xuất hiện trên nhiều kênh xã hội, việc quản lý và tổ chức từng kênh có thể là cơn ác mộng; chưa kể chiến lược và cách truyền tải thông điệp phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng hệ thống. Sự hiện diện trên online càng nhiều, thương hiệu càng gặp nhiều thử thách trong việc quản lý các kênh trên mạng xã hội.
Hơn nữa, chức năng nhắn tin trên mạng xã hội đang lan nhanh như vũ bão. Chỉ một sơ xuất nhỏ xảy ra hàng thập kỷ trước có thể lan truyền trên toàn thế giới và mọi người đều muốn bình phẩm về tin đó. Truyền thông xã hội có thể cuốn trôi những nỗ lực hàng thập kỷ trước một cách không thương tiếc.
Một lỗi khác các thương hiệu thường mắc phải là cập nhật quá nhiều thông tin, dễ làm các fan không theo dõi nữa. Cách tốt nhất là nên quản lý những thông tin và thời gian đăng tải từ trước, với sự phân bổ hợp lý và không nên không nên đăng tải nội dung quá thường xuyên.
Truyền thông xã hội và sự hiện diện thường trực của nó trong cuộc sống hiện tại là miếng đất màu mỡ cho việc gây ảnh hưởng thương hiệu đến người tiêu dùng. Làm cách nào để tối đa hóa những kênh này? Dưới đây là những bí quyết giữ cho tên tuổi cửa thương hiệu hoàn hảo trên mạng xã hội
Chọn đúng mạng xã hội
Nếu thương hiệu của bạn không có sức ảnh hưởng trên mạng, bạn nên biết rằng trong hàng trăm ứng dụng có mặt trên thị trường, không phải tất cả các kênh đểu phù hợp với nhu cầu thương hiệu bạn. Nhà quản lý thương hiệu cần tìm hiểu những mạng xã hội có cùng tiếng nói hoặc cùng đối tượng khán giả với thương hiệu. Nếu không, họ sẽ gặp khó khăn trong việc quảng bá kết quả. Cách đơn giản nhất là nhìn số lượng thống kê định lượng (demographic) của một kênh mạng truyền thông.
Đừng coi nhẹ cách hình ảnh thương hiệu xuất hiện
Hình ảnh là một phần quan trọng và không thể thiếu của thương hiệu, đặc biệt trong chiến lược truyền thông xã hội. Nếu cách xuất hiện thương hiệu không đồng nhất, hoặc trông như từ những công ty khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến việc kết nối với người tiêu dùng.
Việc thương hiệu xuất hiện một cách đồng nhất trên những kênh khác nhau sẽ giúp mọi người nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng cho dù họ tra cứu từ bất kỳ kênh nào hoặc ứng dụng nào. Hãy cố gắng tạo ra khuôn mẫu đồng nhất về màu sắc, logo, avatar cho thương hiệu của bạn.
Nhận diện giọng nói của thương hiệu
Các thương hiệu mạnh luôn có một giọng nói đặc trưng. Bạn cần chọn lọc kỹ lưỡng giọng nói đại diện cho thương hiệu mình bằng một chiến lược truyền thông xã hội cụ thể.
Bạn có thể liệt kê danh sách những phẩm chất và giá trị của thương hiệu bạn muốn hình thành, và dùng những điều này đề tạo dựng giọng nói cho truyền thông xã hội. Hãy quyết định trước về loại ngôn ngữ bạn sẽ sử dụng và cách bạn sẽ đối phó với các tình huống trên mạng xã hội. Những bước chuẩn bị này sẽ giúp bạn duy trì sự đồng nhất cho thương hiệu của bạn.
Ưu tiên về sự tương tác, thay vì chỉ đăng tin
Mặc dù nội dung luôn là phần quan trọng của việc xây dựng thương hiệu qua truyền thông xã hội, việc tương tác với người tiêu dùng nên là phần thiết yếu. Những thương hiệu lớn thường có lợi thế lôi cuốn số lượng lớn người xem mà không cần để tâm đến việc tạo sự tương tác với cộng đồng mạng.
Tuy nhiên những thương hiệu chủ động tương tác với những người theo dõi sẽ có lợi thế nhất định. Điều này đã được chứng minh qua nhiều dự án điển hình.
Trong phần tương tác, việc có mặt của các thành viên chính của cộng động và những người có tầm ảnh hưởng rất quan trọng. Hãy tìm hiểu những hashtags# có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn và tham gia vào. Khi những chủ đề hoặc những mẩu đối thoại về lĩnh vực liên quan đến thương hiệu bạn đã có sẵn, điều thương hiệu cần làm là tham gia vào và tạo sự ảnh hưởng thay vì mất thời gian tạo ra chủ đề riêng của thương hiệu.
Một điều cần lưu ý là nên xem xét những chủ đề và cách những chủ đề này được truyền tải. Hãy theo dõi những người gây ảnh hưởng và có thể rút ra bài học cho riêng mình về cách nội dung được truyền tải.
Nhất quán về mục tiêu
Tất cả những nỗ lực bỏ ra trên truyền thông xã hội đều phải đạt được một mục tiêu nhất định: đó là việc nhận diện thương hiệu. Những mục tiêu khác như người tiêu dùng ghé thăm website, đăng nhập thành thành viên, bán hàng…đòi hỏi nội dung chuyên biệt và chia sẻ với mục tiêu cụ thể và cách đo lường hiệu quả.
Những nỗ lực trên truyền thông xã hội chỉ có tác dụng thu hút đúng đối tượng và nhằm tăng trưởng cộng đồng cho thương hiệu. Với lợi thế không cần gắn với chỉ tiêu doanh số, thương hiệu chỉ tập trung vào nội dung, nơi truyền thông xã hội là một kênh lý tưởng.
Chuyên mục “Góc nhìn truyền thông” do Ogilvy Việt Nam phối hợp cùng VCCI-HCM mở ra nhằm mang đến những thông tin mới nhất về truyền thông cho các DN hội viên của VCCI-HCM. Quý DN có thể chia sẻ ý kiến và gửi câu hỏi về ban biên tập theo địa chỉ gocnhintruyenthong@vcci-hcm.org.vn |