[vccitranslate]

Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam 2023 và những kỳ vọng tích cực cho năm 2024

Được định vị như một cường quốc kinh tế mới và có sự phát triển nổi bật nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện thu hút các ông lớn công nghệ và đang củng cố vị thế như một trung tâm sản xuất toàn cầu vào năm 2023. Theo đó là những khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng đã và đang thúc đẩy quốc gia này trở thành nền kinh tế số hàng đầu trong khu vực. Những bước tiến vượt bậc của năm 2023 sẽ mở ra những triển vọng và cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

I. Các Hiệp định Thương mại Tự do thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong năm 2023, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong thương mại và những đầu tư quốc tế thông qua các hiệp định và quan hệ đối tác có ảnh hưởng, đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và mở rộng kinh tế của quốc gia.

Nhìn lại kinh tế VN 2023 và kỳ vọng tích cực cho năm 2024

Hình 1: Cập nhật các Hiệp định Thương mại Tự do của Việt Nam

1. Vương quốc Anh tham gia vào CPTPP

Kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2018, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhờ đó mà quốc gia đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng xuất khẩu và tiếp cận các thị trường vùng Thái Bình Dương, bao gồm Canada, Mexico và Peru. Vào tháng 7 năm 2023, Vương quốc Anh chính thức ký kết thỏa thuận gia nhập CPTPP, mang lại cơ hội cho ngành nông nghiệp của Việt Nam trong việc đa dạng hóa thị trường và giành lợi thế cạnh tranh cao.

2. Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVIPA) đang trong quá trình thực hiện

Trong khi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ năm 2020 thì hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vẫn chưa được tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu phê chuẩn. Tính đến tháng 10 năm 2023, 16 trong số 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu đã hoàn thành quá trình phê chuẩn EVIPA.

Hình 2: Hiệp định Thương mại tự do EU – Vietnam

3. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đi vào hiệu lực

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất trong số các quốc gia thành viên RCEP về cả thu nhập và thương mại. Báo cáo dự báo mức tăng thu nhập ở Việt Nam là 4.9% so với mức tăng 2.5% cho các quốc gia thành viên khác. Ngoài ra, thương mại của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 11.4% đối với xuất khẩu và 9.2% đối với nhập khẩu. Sự tăng trưởng này được quy cho sự tích hợp thương mại khu vực sâu rộng hơn, quy tắc xuất xứ tiêu chuẩn và tăng cường tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

4. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Israel (VIFTA) được ký kết chính thức

Được ký kết vào ngày 25 tháng 7 năm 2023, thỏa thuận này nhằm loại bỏ hoặc giảm thuế quan đối với các hàng hóa và dịch vụ được giao dịch giữa hai nước. Dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm 2024.

5. Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục

• FTA Việt Nam – EFTA: Các cuộc đàm phán với Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA), bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, và Liechtenstein, đang tiếp tục diễn ra, với hy vọng sẽ kết thúc trong năm 2024.

FTA Việt Nam – UAE: Quá trình khởi động đàm phán với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) bắt đầu vào năm 2023, nhưng chưa có thỏa thuận nào được ký kết cho đến nay.

FTA Việt Nam – Ấn Độ: Các cuộc đàm phán cho Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện đã bắt đầu từ năm 2007, với nhiều vòng đàm phán được tổ chức trong năm 2023. Cả hai quốc gia đều đặt mục tiêu hoàn thiện thỏa thuận vào năm 2024.

FTA Việt Nam – Canada: Cuộc đàm phán đã tiến triển trong năm 2023, tập trung vào việc tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Mặc dù chưa có lịch trình cụ thể được đặt ra, nhưng cuộc đàm phán sẽ đi đến kết luận trong tương lai gần.

FTA Việt Nam – MERCOSUR: Các cuộc thảo luận sơ bộ về một Hiệp định Thương mại Tự do với khối thương mại Nam Mỹ, MERCOSUR, bắt đầu vào năm 2023. Các cuộc đàm phán chính thức có thể bắt đầu trong tương lai.

II. Những ngành phát triển trong năm 2023 và triển vọng cho năm 2024

Trong năm 2023, cảnh quan kinh tế của Việt Nam đã được định hình đáng kể bởi các khoản đầu tư lớn và sự phát triển đa dạng trong các ngành khác nhau, mỗi ngành đóng góp một cách độc đáo vào quỹ đạo phát triển của quốc gia.

Hình 3: Các ngành hàng dẫn đầu về Đầu tư Nước ngoài (FDI) tại Việt Nam năm 2023

1. Sự phát triển đáng kể của ngành sản xuất

Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất vẫn là ngành dẫn đầu về FDI tại Việt Nam, thu hút hơn 72% tổng số vốn đầu tư vào năm 2023. Điều này phản ánh xu hướng lâu dài của Việt Nam, đây là điểm đến quan trọng trong lĩnh vực sản xuất do chi phí lao động cạnh tranh và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển của quốc gia này.

Hình 4: Các mục chính trong lợi thế sản xuất của Việt Nam

2. Thị trường bất động sản sụt giảm

Trái ngược với ngành công nghiệp sản xuất, năm 2023 là một năm chật vật đối với thị trường bất động sản với khoảng 1,300 doanh nghiệp bất động sản rút lui khỏi thị trường nội địa trong năm 2023, tăng gần 8% so với năm trước, theo Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, giữa khó khăn của thị trường, điều này là một dấu hiệu tích cực khi các FDI đầu tư vào thị trường này vẫn chiếm hơn 9.6% tổng số vốn đầu tư đã đăng ký, giành vị trí thứ hai về thu hút FDI. Các chuyên gia dự báo ngành này sẽ phục hồi vào quý 2 năm 2024 và có thể phát triển mạnh mẽ đến năm 2025.

3. Tổng quan về Kinh tế của Việt Nam: Tăng trưởng ổn định tuy có sự chậm lại trong năm 2023

Trong năm 2023, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5.05%, không đạt được mục tiêu 6.5% do sự chao đảo của nền kinh tế toàn cầu. Các yếu tố như việc tăng lãi suất và xung đột quốc tế, đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo việc tăng trưởng GDP tích cực 6.3% trong năm 2024, được hỗ trợ bởi các chính sách tài khóa và tiền tệ trong nước.

Hình 5: Tăng trưởng GDP năm (từ 2016-2023)

Mặc dù chỉ tăng 3.25% trong chỉ số Giá tiêu dùng năm 2023, Việt Nam vẫn cảnh giác trước áp lực lạm phát tiềm ẩn. Những dự báo lạc quan cho thấy sự chậm lại của lạm phát xuống mức 4% trong năm 2024.
Trong năm 2023, Việt Nam đã trải qua một đợt tăng trưởng đáng kể trong FDI với khoảng $28.85 tỷ đô la Mỹ vốn đăng ký mới.

Các dự án mới đầu tư vẫn tập trung vào các thành phố và tỉnh có nhiều lợi thế như cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quảng bá đầu tư tích cực, như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh và Bình Dương. Bốn địa phương này chiếm 67.4% tổng số dự án mới đăng ký của quốc gia trong 11 tháng đầu tiên.

Hình 6: Đầu tư Nước ngoài Trực tiếp của Việt Nam năm 2023 (ghi chú đến tháng 11 năm 2023)

Các khoản đầu tư lớn đến từ các nước châu Á, với Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan dẫn đầu. Các thỏa thuận đáng chú ý bao gồm khoản đầu tư $1.5 tỷ USD của Nhật Bản vào Ngân hàng VP và khoản đầu tư $330 triệu USD của công ty Trung Quốc Luxshare-ICT vào tỉnh Bắc Giang.

Hình 7: Cấu trúc Đầu tư theo Quốc gia/Lãnh thổ

Việt Nam đã đạt được một dư thặng thương mại kỷ lục $26 tỷ USD vào năm 2023, duy trì một chuỗi dư thặng kéo dài tám năm. Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 6% trong tổng doanh thu xuất khẩu năm 2024, đồng thời ghi nhận sự phục hồi do chiến lược quảng bá thương mại hiệu quả và các hiệp định thương mại tự do.

Tóm lại, kinh tế của Việt Nam cho thấy sự kiên cường mặc dù các thách thức toàn cầu, với dự báo tăng trưởng tích cực cho năm 2024, sự tăng của FDI và dư thặng thương mại kỷ lục góp phần vào sự ổn định kinh tế.

4. Sự tăng trưởng tích cực về lực lượng lao động và lao động có kỹ năng

Thị trường lao động của Việt Nam đã có những tiến triển tích cực trong năm 2023, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2.28%, số người thất nghiệp gần 15,000 người ít hơn so với năm 2022. Lực lượng lao động cũng mở rộng lên con số 52.4 triệu người, cho thấy sự dồi dào trong nguồn lao động với mức lương thấp hấp dẫn của quốc gia này thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tiến trình lại diễn ra không đồng đều. Trong khi tỷ lệ lao động tăng nhẹ lên 27%, nhưng cũng có một xu hướng đáng lo ngại là sự chuyển động trì trệ từ các ngành có mức lương thấp sang các ngành có mức lương cao hơn. Điều này kết hợp với tình trạng thất nghiệp thanh niên lâu dài (7.63%) và nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng trong các lĩnh vực cụ thể như kỹ thuật thiết kế vi mạch, nhấn mạnh vào nhu cầu của các chương trình định hướng cụ thể để cầu nối những khoảng trống kỹ năng này và đảm bảo sự phát triển công bằng trong thị trường lao động.

III. Thách thức và Bài học Rút ra từ năm 2023

Trải qua năm 2023, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức đáng kể, đặt ra những câu hỏi quan trọng về hướng đi và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ những trải nghiệm này, Việt Nam có thể rút ra những bài học quý báu, tạo nên tiền đề cần thiết để xây dựng những chiến lược kinh tế mang lại hiệu quả và bền vững hơn trong tương lai.

1. Tổng Quan về Những Thách Thức

Thứ nhất là suy giảm về nhu cầu toàn cầu, đặc biệt từ các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, đã ảnh hưởng đến các ngành chính như dệt may, giày dép và điện tử. Đồng thời, các yếu tố như lạm phát toàn cầu tăng cao, xung đột ở Ukraine và những gián đoạn trong chuỗi cung ứng, đã làm tăng chi phí sản xuất và hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng kéo dài ảnh hưởng đến doanh nghiệp về việc tiếp cận nguyên liệu và giao hàng sản phẩm, dẫn đến trì hoãn và tăng chi phí hoạt động.

Thứ hai là việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã vượt xa sự phát triển của lực lượng lao động, dẫn đến sự thiếu hụt lao động có kỹ năng trong các ngành chính. Điều này làm giảm năng suất lao động và hạn chế tiềm năng mở rộng. Mặc dù đã có những đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, nhưng song song vẫn còn khoảng trống trong các lĩnh vực như giao thông, logistics và năng lượng. Điều này tạo ra các chướng ngại và làm trì hoãn hoạt động kinh tế, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Các quy định phức tạp và hành chính bất công tạo ra những thách thức cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, làm tăng chi phí kinh doanh và làm giảm sự đầu tư.

2. Bài Học Rút Ra và Chiến Lược Tương Lai:

Mặc dù năm 2023 mang lại cho Việt Nam những thách thức kinh tế, nhưng cũng cung cấp những bài học quý báu cho sự phát triển trong tương lai. Dưới đây là những yếu tố cần cải thiện trong năm nay:

• Phát triển và Cải thiện Mối Quan Hệ với Đối Tác Thương Mại: Ấn tượng trong hiệu suất xuất khẩu của Việt Nam làm che lấp đi sự phụ thuộc đáng kể vào một số thị trường quan trọng, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ. Việc đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại trên các khu vực cùng với việc nâng cấp các Hiệp định Thương mại Tự do sẽ thúc đẩy nhu cầu thương mại và cung cấp sự linh hoạt chống lại các yếu tố kinh tế bên ngoài.

• Khuyến khích Phát triển Bền vững để tăng FDI: Cân bằng sự tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường là yếu tố chính. Việt Nam cần ưu tiên năng lượng tái tạo, thúc đẩy hiệu suất tài nguyên và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng chống chịu khí hậu khắt nghiệt.

• Ưu tiên phát triển tiếp theo của giao thông, logistics, năng lượng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ cải thiện kết nối, tăng cường sự cạnh tranh và mở khóa tiềm năng kinh tế.

• Khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước: Đơn giản hóa các quy định, thúc đẩy sự minh bạch và giảm bớt các trở ngại hành chính, để có thể thu hút thêm đầu tư và kích thích khởi nghiệp trong nước. Trong tương lai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển doanh nhân địa phương trong thời kỳ mới với tinh thần hỗ trợ và giúp đỡ.

IV. Dự Báo & Cơ Hội Năm 2024

Kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đang tiến triển với những triển vọng hứa hẹn. Ngân hàng Standard Chartered đã dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm này sẽ đạt 6.7%, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong suốt cả năm, với mức tăng trưởng ấn tượng 6.9% trong nửa đầu năm.

Tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lại đưa ra một dự báo cẩn trọng hơn, ước tính mức tăng trưởng khoảng 6%, mặc dù vẫn tích cực nhưng không đạt được mức trước đại dịch. Cả hai tổ chức đều nhất trí rằng các yếu tố toàn cầu, đặc biệt là tình hình lạm phát ở Mỹ và EU, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của Việt Nam.

Một trong những động lực chính phát triển sẽ là dòng chảy không ngừng của vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Việt Nam đã chứng kiến một mức FDI kỷ lục là 28.85 tỷ USD trong năm 2023, và dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng. Các khoản đầu tư đáng kể từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và sản xuất, đang tạo ra cơ hội việc làm, chuyển giao công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng. Những khoản đầu tư này, kết hợp với các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hiện có, mở ra triển vọng xuất khẩu hấp dẫn. Việt Nam đã kí kết các FTA với các nền kinh tế lớn như EU và ASEAN, mang lại quyền ưu tiên tiếp cận thị trường lớn và thúc đẩy sự phát triển cho các ngành công nghiệp xuất khẩu.

Tuy nhiên, các yếu tố toàn cầu như lạm phát và tăng lãi suất có thể gây ra rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, việc đảm bảo phân phối công bằng của lợi ích kinh tế và sự phát triển nguồn lao động là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. Thông qua việc tận dụng sức mạnh của FDI, kết hợp với việc khai thác các FTA và triển khai chính sách có mục tiêu, Việt Nam đang đứng ở vị thế thuận lợi để biến những kỳ vọng tích cực này thành hiện thực, củng cố vị thế của mình là điểm đến hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á.

Bài viết do Trung tâm Thông tin, VCCI-HCM phối hợp với Source of Asia biên tập.

  • Sự kiện
  • Đào tạo