Hội nghị giao ban hiệp hội và doanh nghiệp khu vực phía Nam năm 2017

Sáng ngày 10/3, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.HCM đã tổ chức Hội nghị giao ban hiệp hội và doanh nghiệp khu vực phía Nam với chủ đề “Kết quả một năm triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp – Phương hướng và giải pháp trong thời gian tới”. Chủ trì Hội nghị có Ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc Chi nhánh VCCI tại Tp. HCM; Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Tp.HCM. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND của một số tỉnh phía Nam, 40 hiệp hội và 80 doanh nghiệp.

/></strong></p> <p style=

Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI nêu rõ mục đích của hội nghị nhằm đánh giá kết quả một năm thực hiện nghị quyết 35 từ các cấp Trung ương đến địa phương, từ Hiệp hội đến từng doanh nghiệp tại phía Nam. Với vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, VCCI mong muốn được lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đóng góp thiết thực của đại diện 40 hiệp hội và 80 doanh nghiệp tại phía Nam để VCCI tổng hợp, kiến nghị trực tiếp với Chính phủ tại Hội nghị đối thoại lần thứ 2 của Thủ tướng với doanh nghiệp dự kiến tổ chức vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng tư. Do đó, VCCI hy vọng hội nghị sẽ là buổi trao đổi, thảo luận cởi mở, thẳng thắn để hiến kế cho Chính phủ trong việc xây dựng phương hướng, giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch.

/></p> <p style=

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Tại hội nghị, Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chỉ ra rằng, các hiệp hội cần xem việc tham gia vào công tác lập pháp là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là những luật có liên quan tới hiệp hội mình. Theo đó, hiệp hội có thể thuê chuyên gia hoặc mời luật sư tư vấn để có những góp ý trình lên Quốc hội.

Song song đó, các doanh nghiệp cũng cần thay đổi phương thức, cần công khai minh bạch trong việc sử dụng luật pháp. Trong các hợp đồng làm ăn nên có sự tham gia của luật sư để đảm bảo an toàn, chặt chẽ thay vì dựa vào các mối quan hệ, chạy chọt…

/></p> <p style=

Đồng quan điểm với ông Nghĩa, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, tại các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như AmCham, Euro Charm, công tác đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật rất được quan tâm. Những hiệp hội này có nhiều tiểu ban phụ trách từng lĩnh vực cụ thể cũng như có các chuyên gia, cố vấn tại từng tiểu ban. Chính nhờ đó đã giúp cho công tác xây dựng pháp luật ở nước ngoài bám sát với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và ít xảy ra vướng mắc khi ban hành.

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Giám đốc VCCI tại TP.HCM cũng chỉ ra rằng, thực tiễn cho thấy, chỉ một số ít hiệp hội doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo được cầu nối giữa các doanh nghiệp hội viên với cơ quan hữu quan của Nhà nước và bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp hội viên. Chẳng hạn, Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM, VASEP… hoạt động khá hiệu quả, còn lại phần lớn các hiệp hội chưa thể hiện rõ nét vai trò của mình, chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi của các hội viên, các hoạt động mới chỉ dừng lại ở mức kêu gọi, kêu cứu lên các cấp chính quyền.

/></p> <p style=

Quang cảnh hội nghị

Ở góc độ khác, TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc Hội khóa XII cho rằng các doanh nghiệp rất cần kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất ổn định và một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Trong đó, cần có sự phân biệt rõ giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính và doanh nghiệp làm ăn không chân chính.

“Một anh trốn thuế và một anh đóng thuế đầy đủ không thể được đối xử như nhau được” – TS Lịch nhấn mạnh.

/></p> <p style=

TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc Hội khóa XII 

Ngoài ra, TS Lịch cũng cho rằng luật pháp Việt Nam hiện còn rất nhập nhằng, nên các cán bộ thường chỉ làm theo hướng có lợi cho Nhà nước, thay vì có lợi cho doanh nghiệp. Do đó, thời gian tới dù không còn TPP, nhưng những cam kết về cải cách thể chế sẽ vẫn phải thực hiện. Bởi chỉ cần cải cách tốt cũng đã mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, chưa cần nói tới việc hội nhập.

Hội nghị đã lắng nghe và trao đổi các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng của khu vực phía Nam, ghi nhận các kiến nghị của các hiệp hội, các góp ý xây dựng chính sách, thể chế kinh tế của các hiệp hội tham dự.

style=

Đại diện Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM chia sẻ ý kiến tại hội nghị

Đây là một trong những hội nghị giao ban quan trọng của Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng của khu vực phía Nam đầu năm 2017, góp phần thúc đẩy thực hiện các chính sách, nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp một các quyết liệt và hiệu quả.

Nguồn: VPHH-VCCI, Báo Hải quan

  • Sự kiện
  • Đào tạo