Dấu CE – Giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường châu Âu

Sáng ngày 30/05 vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) đã phối hợp với đối tác UL Solutions tổ chức hội thảo “Xu hướng mua hàng và yêu cầu tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu châu Âu – Ngành điện, điện tử và viễn thông” (Dấu CE). Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 40 đại diện đến từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điện, điện tử, viễn thông.

Dấu CE - Giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường châu

Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 40 đại diện từ các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu sản phẩm điện, điện tử, viễn thông.

EVFTA – Cơ hội ít nhưng thách thức rất nhiều

Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc VCCI-HCM, Sản phẩm ngành điện, điện tử và viễn thông là những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong Top 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2022, nhóm mặt hàng đầu tiên thuộc về nhóm điện, điện tử và viễn thông. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 58 tỷ USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trên 55 tỷ USD…

Đến nay, khi 15 FTA đã có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), các mặt hàng điện, điện tử, viễn thông tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội được hưởng ưu đãi thuế quan ở mức 0% khi xuất khẩu vào thị trường EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được tham gia chuỗi cung ứng nguyên vật liệu trong nội khối EVFTA.

Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi này, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn rất khắt khe từ các nhà nhập khẩu châu Âu, trong đó các yêu cầu liên quan đến quy tắc xuất xứ, phát triển bền vững và hàng rào kỹ thuật trong thương mại hiện đang là thách thức lớn để thị trường điện, điện tử và viễn thông tại Việt Nam có thể xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU).

Dấu CE - Giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường châu

Ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI-HCM cho hay nhóm mặt hàng điện, điện tử và viễn thông
nằm trong Top 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2022.

Quy tắc xuất xứ được ví như một trong những chìa khóa quan trọng mở cánh cửa cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường EU đầy tiềm năng. Nhưng quy tắc xuất xứ đang là một trong những rào cản lớn nhất của doanh nghiệp trong việc tận dụng các ưu đãi từ các FTA, đặc biệt là các ngành hàng mà Việt Nam không có thế mạnh trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, điển hình là ngành may mặc, thiết bị điện, điện tử, xe đạp… 

Nhận định về thực trạng ngành sản xuất đồ điện, thiết bị điện điện tử, đại diện VCCI-HCM cho biết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Việc sản xuất chủ yếu là lắp ráp từ các cụm linh kiện, cụm linh kiện hoàn thiện nhập khẩu từ những nước này.

Các linh kiện, chi tiết do Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất linh kiện là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5-10% và các linh kiện này chủ yếu là chi tiết đơn giản, có hàm lượng kỹ thuật thấp với giá trị nhỏ. Từ thực tế trên, chuyên gia cho rằng nút thắt đối với ngành điện, điện tử là không đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, nên không tận dụng được các ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Hướng đến gia tăng chuỗi cung ứng

Chia sẻ tại hội thảo, bà Trần Quỳnh Hương, Quản lý Dự án Chuỗi cung ứng, Source of Asia cho biết, hiện nay, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành điện, điện tử Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với sự hiện diện của các công ty đa quốc gia, như: Samsung, Foxconn, Intel, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất điện tử hàng đầu trong thập kỷ qua về giá trị xuất khẩu.

Dấu CE - Giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường châu

Bà Trần Quỳnh Hương, Quản lý Dự án Chuỗi cung ứng, Source of Asia cho biết ngành điện, điện tử Việt Nam
đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Lưu ý đến doanh nghiệp về nhu cầu của người mua, ban tổ chức cho rằng, các doanh nghiệp từ châu Âu khi giao thương với Việt Nam, họ rất quan đến 3 vấn đề, gồm: chi phí nhân công; chi phí hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng.

Trong đó có 2 tiêu chí của Việt Nam được nhà đầu tư đánh giá cao, đó là chi phí nhân công rẻ; chi phí hoạt động sản xuất phù hợp do thuế suất hợp lý. Với ưu điểm này, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn sẽ đối mặt với những thách thức khi việc sản xuất mới chỉ dừng ở mức độ gia công.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về nhu cầu của các nhà mua hàng châu Âu đối với sản phẩm điện, điện tử của Việt Nam, như: nhu cầu về đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu; nhu cầu về tận dụng các ưu đãi thuế quan, tránh các khoản thuế cao áp cho các mặt hàng xuất xứ Trung Quốc; các yêu cầu từ người dùng cuối trong việc tránh những mặt hàng “made in China”; nhu cầu chuyển dịch nhà máy về khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, dẫn đến các nhu cầu về khu vực hóa và nội địa hóa chuỗi cung ứng…

Vượt qua hàng rào kỹ thuật dễ dàng với dấu CE

Bên cạnh các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, phát triển bền vững, đa dạng chuỗi cung ứng thì yêu cầu tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong ngành điện, điện tử, viễn thông của Việt Nam. Đối với thị trường Châu Âu hiện nay, dấu CE là “giấy thông hành” bắt buộc phải có để sản phẩm được phép lưu thông tại thị trường này.

Dấu CE - Giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường châu

Bà Hanie Nguyễn – Trưởng phòng kinh doanh của UL Solution VN chia sẻ tại hội thảo.

Nhãn hiệu CE được đưa ra vào năm 1985 bởi một nghị quyết của Hội đồng châu Âu (EC), để góp phần giúp đỡ giảm bớt các rào cản kỹ thuật đối với việc thương mại trong EU. Nhãn hiệu CE hài hòa các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật trong các nước thành viên, qua đó kết quả thử nghiệm và chứng nhận được công nhận lẫn nhau trong EU bởi các chính sách chung.

Dấu CE không chứng nhận chất lượng hoặc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, mà đúng hơn là một nhãn hiệu hành chính mà không dành cho khách hàng hoặc người tiêu dùng. Nó chỉ loan báo cho giới thẩm quyền liên hệ rằng nó có một giấy chứng nhận phù hợp với các quy định của EU. Nhãn hiệu CE, do đó bạn có thể gọi nó là một “hộ chiếu kỹ thuật” cho một sản phẩm, mà nhà thầu cài đặt tự chịu trách nhiệm.

Nếu sản phẩm được sản xuất theo các quy định của châu Âu, các nhà chức trách tin rằng các yêu cầu cơ bản pháp lý về y tế, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng và đối với an toàn được đáp ứng. Hoàn thành các thủ tục đánh giá sự phù hợp cho phép đính kèm nhãn hiệu CE lên sản phẩm.

Dấu CE - Giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường châu

Toàn cảnh hội thảo “Xu hướng mua hàng và yêu cầu tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu Châu Âu – Ngành điện, điện tử và viễn thông”.

Là một đơn vị hàng đầu về khoa học an toàn trên toàn cầu, UL Solutions chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định, kiểm tra và cấp chứng nhận, đào tạo và tư vấn, cũng như các giải pháp quản lý rủi ro và kiến thức chuyên môn trong các ngành để giúp khách hàng tại hơn 100 quốc gia đạt được các mục tiêu về an toàn, bảo mật và bền vững. Với thông điệp “Trust is the solution”, dấu CE là một trong các giải pháp giúp các nhà nhập khẩu tin tưởng về sự an toàn của các sản phẩm trước khi được đưa vào thị trường.

Ông Huỳnh Kim Tước – Giám đốc Điều hành của UL Solutions tại Việt Nam trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp tại sự kiện.

Tìm hiểu về dấu CE, trong phần trình bày của mình 2 đại diện của UL Solutions đã chia sẻ, cập nhật những thông tin mới nhất về các quy định, các chỉ thị và quy trình cấp dấu CE. Phần trình bày với nhiều thông tin kỹ thuật, chi tiết được các doanh nghiệp vô cùng quan tâm, theo dõi và đặt rất nhiều câu hỏi trong phần Q&A như dấu CE có giá trị bao lâu, có phải thực hiện đánh giá định kỳ, quy trình kiểm tra để đạt được chứng nhận CE, các chế tài nếu doanh nghiệp không tuân thủ,…

Thay mặt các hội viên của Hội doanh nghiệp cơ khí – điện TP. HCM (HAMEE), Phó Chủ tịch hội Ngô Văn Túc
đã đặt nhiều câu hỏi cho các chuyên gia về tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu.

Các đại biểu đã tham gia sôi nổi trong phần Hỏi – Đáp của hội thảo.

Các diễn giả và khách mời chụp ảnh lưu niệm sau sự kiện.

Video về Hội thảo:

Trung tâm Thông tin (TTTT), VCCI-HCM

  • Sự kiện
  • Đào tạo

Bà Bùi Thị Ninh

Phó Giám đốc VCCI-HCM

093 815 0708

buithininh@vcci-hcm.org.vn