Cận cảnh hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới
- 21/12/2021
Sau một năm đầy gián đoạn trong hoạt động kinh doanh sản xuất, các số liệu báo cáo cho thấy đã có gần 90% các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi đại dịch trong một thời gian dài. Các doanh nghiệp công nghệ cao như công ty Spartronics tại Bình Dương cũng không là ngoại lệ.
Giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, thiếu hụt lao động, và thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu là những thách thức không hề nhỏ đối với đội ngũ công ty Spartronics.
Spartronics đã vượt qua những khó khăn này ra sao?
Các mặt hàng do Spartronics sản xuất khá đa dạng, từ các bo mạch điều khiển và sản phẩm kiểm soát thông số cho các hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới đến các thiết bị y tế phức tạp như máy chẩn đoán ung thư và các linh kiện cho thiết bị test Covid-19 có khả năng tái sử dụng.
Ông Lê Anh Thủy, Giám đốc Tài chính của Spartronics cho biết: “Có khá nhiều sản phẩm mà chúng tôi đang sản xuất tại Spartronics được sử dụng trong y tế, vậy nên toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty – từ nguồn cung đến hệ thống hậu cần kho vận – đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về sức khỏe, độ an toàn và chất lượng sản phẩm”.
Do đó, những bước xử lý đặc biệt trong khâu đóng gói và vận chuyển sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của Spartronics. Các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, lực tác động mạnh hay bất cứ thứ gì có khả năng gây hư hại cho sản phẩm đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
“Khả năng phục hồi và độ uy tín của chuỗi cung ứng là một yếu tố cực kì quan trọng, bởi khách hàng của chúng tôi – trong nhiều trường hợp có thể là các bệnh nhân trên khắp thế giới đang đặt niềm tin vào các sản phẩm mà công ty chúng tôi góp phần tạo nên” ông Thủy nói thêm. “Cách để chúng tôi có thể đảm bảo đạt được điều này đó là mở rộng sự hợp tác với nhiều nhà cung cấp linh kiện, sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất vẫn được duy trì ngay cả trong những khoảng thời gian khó khăn.”
Ông Thủy cũng cho biết thêm rằng việc có sự kiểm soát toàn diện trong quá trình trình vận chuyển, chẳng hạn như nắm được vị trí của các kiện hàng và thời gian đến dự kiến, có thể giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất chuẩn xác hơn, từ đó giúp tối ưu hóa năng suất.
“Khả năng phục hồi, sự tin cậy, tầm nhìn và sự quan tâm là những yếu tố khiến chúng tôi chọn hợp tác với UPS.”
Tất nhiên, chi phí cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trước đại dịch, phương thức vận chuyển chính mà Spartronics và các khách hàng lựa chọn là vận tải đường biển. Tuy nhiên, vào thời điểm mà các cảng trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng tắt nghẽn, mạng lưới hàng không của UPS vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các điểm đến trên toàn thế giới từ chỉ 1 đến 2 ngày làm việc – là giải pháp thay thế tối ưu.
Thấu hiểu nền tảng khu vực
Một trong những yếu tố giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất lớn nhất của khu vực đó là sự nỗ lực trong việc đàm phán các Hiệp định Thương mại Tự do gần đây. Đáng chú ý nhất là EVFTA và RCEP. Đối với các công ty có kế hoạch gia tăng quy mô sản xuất như Spatrronics, vị trí của Việt Nam trong các Hiệp định Tự do Thương mại trên có thể mang lại lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là RCEP với nhiều tiềm năng cho một chuỗi cung ứng khu vực hóa hơn. Hiệp định này được dự đoán sẽ giúp giảm chi phí và đơn giản hóa quá trình vận chuyển, đồng thời cung cấp các giải pháp thay thế thuận tiện hơn trong chuỗi cung ứng nhằm củng cố nguồn cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp.
Spartronics dự định sẽ tăng lượng xuất khẩu lên đến 4 container mỗi ngày sau khi chuyển về nhà máy mới với quy mô sản xuất lớn hơn tại KCN Nam Tân Uyên.
Theo ông Thủy, “Việc hợp tác lâu dài cùng các đối tác logistics hàng đầu thế giới như UPS sẽ giúp chúng tôi tối ưu hóa các giải pháp vận chuyển, giảm chi phí cho cả công ty và khách hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Spartronics trong bối cảnh thương mại toàn cầu.”
Ngoài các giải pháp logistics đầu cuối và được tích hợp toàn cầu, UPS còn có các chuyên gia riêng về việc lập bản đồ chuỗi cung ứng, phân tích rủi ro và đảm bảo các doanh nghiệp có kế hoạch dự phòng trong trường hợp xảy ra gián đoạn trong tương lai.
Một mạng lưới toàn cầu
Vào tháng 9 năm 2020, UPS đã đưa 2 đường bay mới đến Việt Nam – đường bay thứ nhất đến Hà Nội, đường bay còn lại đến Thành phố Hồ Chí Minh – bổ sung vào mạng lưới toàn cầu với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Kể từ khi dịch vụ được triển khai, các doanh nghiệp trên khắp cả nước, đặc biệt trong lĩnh bán lẻ và công nghệ cao, đã có thể nhận được những kiện hàng khẩn cấp từ các đối tác thương mại quan trọng trong khu vực chỉ trong một ngày. Thời gian nhận hàng cũng rút ngắn chỉ còn hai ngày đối với những kiện hàng từ Úc và các thị trường trọng điểm tại châu Âu.
Những chuyến bay ‘đuôi nâu’ của UPS rút ngắn thời gian gửi và nhận hàng giữa Việt Nam và các thị trường trọng điểm trên thế giới xuống chỉ còn từ 1 đến 2 ngày
Nghĩa là một công ty lắp ráp thiết bị điện tử ở Việt Nam giờ đây có thể nhập khẩu bo mạch tích hợp từ Đức nhanh hơn, đẩy nhanh chu kỳ sản phẩm và xuất thành phẩm đến các nước còn lại trong khu vực châu châu Á một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Để Spartronics có thể theo dõi và kiểm soát tốt hơn quy trình vận chuyển, UPS Quantum View Manage cho phép công ty truy cập và quản lý từ xa tất cả những thông tin vận chuyển cũng như tạo ra các bản tóm lược theo dõi tùy chỉnh.
Gần đây, UPS cũng đã ra mắt dịch vụ My Choice for Business tại Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách giúp các doanh nghiệp linh hoạt hơn về thời gian và địa điểm nhận hàng.
Trong khi đại dịch tiếp tục gieo mầm bất ổn trên khắp thế giới, các công ty như Spartronics là một minh chứng cho thấy việc có sự chuẩn bị và những bước đi đúng đắn có thể giúp doanh nghiệp nhìn thấy được cơ hội ngay trong những thách thức không thể lường trước. Và thêm vào đó một đối tác logistics uy tín thì không có gì có thể ngăn cản các doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng phát triển của mình.