Blockchain không chỉ là tiền ảo!

2017 là khởi đầu của trào lưu đào vàng ảo với hơn 1,384 tiền ảo có mặt trên thị trường.

Công nghệ blockchain đằng sau tiền ảo được mọi người đánh giá ngày càng có giá trị khi nó chuyển từ cơ sở tiền ảo sang nền tảng của sự thay đổi kỹ thuật số.

Điều này sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Blockchain sẽ ghi nhận mỗi giao dịch online khi nó xuất hiện, và cài mã để nó không bị thâm nhập một cách bất hợp pháp, và phân tán khắp nơi trên thế giới. Không ai có thể kiểm soát hoặc gây lũng đoạn và những ghi nhận về các giao dịch được lưu giữ mãi mãi.

Một bitcoin (tiền ảo lớn nhất và thông dụng nhất) được định giá khoảng 15 đô la Mỹ vào năm 2012 đã nhảy lên mức 1,000 đô la Mỹ vào đầu năm 2017. Và hiện nay 1 bitcoin được định giá 15,000 đô la Mỹ!

Bitcoin là hệ thống tiền tệ điện tử giữa 2 cá nhân đầu tiên (peer-to-peer). Và công nghệ blockchain là nền tảng của sự lớn mạnh của bitcoin.

Vào ngày 31/10/ 2008, Satoshi Nakamoto- cha đẻ của blockchain, phát hành ấn bản bitcoin đầu tiên bằng một tờ giấy trắng. Phiên bản bitcoin đầu tiên ra đời vào ngày 3/1/2009 đánh dấu tiềm lực của blockchain trong lĩnh vực này.

Công nghệ đằng sau bitcoin và những đơn vị tiền ảo khác được nhiều người tin rằng có giá trị hơn vì nó chuyển từ cơ sở tiền tệ kỹ thuật số sang một nền tảng mã hóa số. Điều này đã được nhiều tổ chức uy tín, trong đó có cả ngân hàng vương quốc Anh, công nhận như là công nghệ đột phá nhất kể từ khi internet được khai sinh. Các chuyên gia tin rằng nó sẽ tạo ra “một kỷ nguyên giao thương minh bạch”. Thậm chí vài người còn cho rằng nó có thể tạo ra nền kinh tế thịnh vượng toàn cầu và thay đổi cuộc sống của tầng lớp lao động nghèo.

Vậy thì công nghệ blockchain là gì? Blockchain về cơ bản là một loại tiền tệ điện tử được ghi nhận và chứng thực thông qua những giao dịch kỹ thuật số. Những giao dịch này có thể là tiền ảo, hợp đồng, hồ sơ bệnh án, chi tiết khách hàng hoặc bất kỳ những thông tin nào có thể được miêu tả bằng những thuật ngữ kỹ thuật số.

Blockchain không có dữ liệu trung tâm và được giao dịch giữa hai cá thể trong mạng lưới hàng ngàn máy tính. Nó được mã hóa an toàn, tức nó được dùng mật mã để lưu trữ và quan trọng hơn nó ghi nhận tất cả những giao dịch mà tất cả mọi người trong hệ thống có thể truy cập được. Sẽ không có đơn vị chủ quản trung tâm điều hành. Và nhiều người có thể cập nhật dữ liệu trong cùng một lúc. Tất cả giao dịch điện tử đều được hợp thức hóa bởi hệ thống cá thể-cá thể (peer-to-peer) được chi phối bởi nguyên tắc “đồng thuận”.

Vậy blockchain hoạt động như thế nào? Nói một cách đơn giản nhất, hai đối tác quyết định trao đổi một món đồ và muốn có một giao dịch. Giao dịch này được hiển thị trên mạng như là một “block”. “Block” này được gửi đến mạng lưới blockchain hay còn gọi là “chain” của các máy khác trong hệ thống. Những máy khác trong hệ thống sẽ đánh giá giao dịch bằng cách dùng thuật toán để quyết định nó đã đáp ứng những luật lệ và có hiệu lực không. Khi đạt được sự đồng thuận, thường là 51% số lượng máy tính, giao dịch sẽ được công nhận và luân chuyển giữa các bên, kết nối với “block” trước. Điều này sẽ tạo ra một “chain” không thể làm giả, khi tất cả các bên liên quan được thuyết phục rằng dữ liệu trong một “block” và tất cả các “block” trước đó đều là đúng.

Tại sao công nghệ blockchain sẽ là một cuộc cách mạng thay đổi cuộc sống của chúng ta? Nó có thể ghi nhận mọi giao dịch trên mạng, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc mã số số liệu khiến nó không thể bị can thiệp hoặc bị hack trước khi thực hiện những giao dịch toàn cầu. Không một ai kể cả cơ quan chính phủ, ngân hàng, công ty công nghệ có thể can thiệp vào dữ liệu và thậm chí không cần một đối tác thứ 3 làm nhiệm vụ giữ gìn dữ liệu. Công nghệ blockchain có những app trên mỗi giao dịch trên mạng, xuyên suốt từ các đơn vị chính phủ lẫn tư nhân. Blockchain mang lại sự tin tưởng cho những giao dịch online giữa con người và máy móc bởi vì các bên có thể yên tâm rằng những giao dịch xảy ra đã xảy ra trên thực tế và một khi giao dịch được ghi nhận, nó sẽ được lưu trữ mãi mãi.

Vậy blockchain đã được sử dụng như thế nào?

1. Làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của việc đánh bắt cá thu

Đơn vị Provenance tại vương quốc Anh đang phát triển chương trình nhằm nâng cao tính minh bạch của các đơn vị phân phối bằng cách giúp người tiêu dùng, các công ty và các tổ chức cấp giấy chứng nhận truy cập xuất xứ, lịch sử sản phẩm bằng cách kiểm tra sản phẩm có được sản xuất từ một qui trình phù hợp với sự phát triển bền vững hay không.

Hiện tại trên toàn cầu có khoảng 43 triệu ngư dân đánh bắt thương mại, trong số đó 10-15% làm việc trong điều kiện không đảm bảo, chủ yếu tập trung ở khu vực Đông nam Á. Lấy ví dụ, blockchain này sẽ theo dõi cá thu từ các ngư dân Indonesia từ các đại lý cung cấp cho đến siêu thị. Khi một con cá thu được đánh bắt, nó được nhận dạng bằng một tin nhắn và được mã hóa giúp người tiêu dùng có thể truy cập nguồn gốc của con cá đó.

2. Tạo sự minh bạch trong ngành sản xuất kim cương

Tổ chức Everledger ở Anh đã xúc tiến độ minh bạch trong những thị trường mà việc kiểm tra được xuất xứ nguồn gốc là điều cần thiết đối với những mặt hàng cần độ tin cậy như rượu và kim cương. Ngành công nghiệp kim cương trị giá hơn 80 tỉ đô la Mỹ, nhưng bị bao vậy bởi hàng trộm cắp, hàng giả, việc bóc lột lao động và liên quan đến vấn đề rửa tiền ở châu Phi. Blockchain này kiểm tra được chủ sở hữu của viên kim cương, tạo ra nền tảng để theo dõi cả người bán và người mua bảo hiểm do mỗi viên kim cương được đăng ký đã được mã hóa, giúp dễ dàng nhận diện nếu bị mất cắp hoặc bị tranh giành quyền sở hữu.

3. Chống hàng giả

Blockverify giúp phát hiện hàng giả, đặc biệt là mặt hàng thuốc tây khi hàng giả có thể cướp đi mạng sống và gây ra tổn thất lớn về kinh tế. Thuốc tây giả được xem là loại mặt hàng kiếm lợi nhuận nhiều nhất trong các danh mục hàng giả, với doanh số hàng năm từ 163-217 triệu đô la Mỹ, dựa vào dự đoán của ngành. Trong năm 2012, tổ chức liên hiệp quốc dự đoán rằng chỉ riêng thuốc chống sốt rét và thuốc chống lao giả đã cướp đi 700 ngàn sinh mạng mỗi năm.

Mỗi sản phẩm thật sẽ được mã hóa bằng một blockverify. Người sử dụng, đại lý thuốc, nhà sản xuất, dược sĩ sẽ truy cập được nguồn gốc, con đường phân phối của sản phẩm này. Công nghệ cũng có thể trợ giúp các mặt hàng xa xỉ, kim cương và hàng điện tử.

4. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Mycelia được lập ra bởi ca sĩ, nhạc sĩ đoạt giải Grammy Imogen Heap với mục đích phân phối nhạc trực tiếp đến người nghe. Các nghệ sĩ mất 86% bản quyền từ việc tải nhạc bất hợp pháp. Hiện tại không có một tổ chức nào trên thế giới đứng ra bảo vệ quyền tác quyền âm nhạc hoặc các sản phẩm liên quan đến sáng tạo.

Blockchain sẽ giúp các nghệ sĩ bán nhạc của họ đến tận tay người nghe và kiểm soát được bản quyền từ nhà sản xuất. Blockchain sẽ mã hóa hợp đồng, giảm thiểu nạn sao chép lậu và phân phối đường vòng.

Một ví dụ khác, Kodak đã công bố KODAKOne, một blockchain kiểm soát quyền sử dụng hình ảnh khi phát hành KODAKCoin vào 1/9 năm nay. Blockchain này giúp các nhiếp ảnh gia đăng ký và bảo vệ bản quyền tác phẩm của họ. Động thái này giúp cho chỉ số chứng khoán của Kodak tăng 44%.

5. Cuộc cách mạng về blockchai

Slockit là một công ty khởi nghiệp của Đức với ứng dụng kinh tế chia sẻ khi bất kỳ ai cần thuê, bán hoặc chia sẻ quyền sở hữu của họ, có thể là xe hơi, nhà cửa, xe máy hoặc văn phòng cho thuê mà không cần thông qua người môi giới. Nguyên tắc blockchain này cũng tương tự như những ví dụ trên, bằng cách mã hóa từng loại tài sản và kết nối với người dùng một cách trực tiếp.


www.ogilvy.com

*Trang thông tin này được thực hiện với sự cộng tác của Ogilvy Việt Nam

  • Sự kiện
  • Đào tạo

Bà Bùi Thị Ninh

Phó Giám đốc VCCI-HCM

093 815 0708

buithininh@vcci-hcm.org.vn