[vccitranslate]

5 bí quyết giúp “chiếm sóng” trên mạng xã hội tại một sự kiện

Mỗi năm các doanh nghiệp thường có một sự kiện hoặc hội thảo gây sự chú ý của mọi người. Nó có thể là lễ hội âm nhạc SXSW, hội nghị mobile toàn cầu…Những sự kiện này khởi đầu chỉ dành riêng cho một nhóm đối tượng nào đó, nhưng đã dần nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau.

Đối với một thương hiệu, thật không hiệu quả nếu chỉ đơn thuần đến tham dự những sự kiện trên. Có mặt là một điều tốt, nhưng lượng người theo dõi những sự kiện trên đã vượt ra ngoài ranh giới của nơi tổ chức sự kiện, vì họ có thể theo dõi từ xa. Đây là điểm mấu chốt cho thương hiệu hoặc những người gây ảnh hưởng, việc “chiếm sóng” trên mạng xã hội tại những sự kiện tương tự ngày càng cần thiết hơn.

Đơn cử như sự kiện Cannes Lions vừa qua. Sự kiện này ban đầu chỉ là một buổi trao giải cho những quảng cáo xuất sắc, dần trở thành một tuần lễ sự kiện, hội thảo với sự quan tâm của những tên tuổi lớn trong các lĩnh vực marketing, giải trí cũng như công nghệ…Vì đối tượng họ nhắm đến không chỉ là những người đến Pháp dự sự kiện hàng năm này, mà là những khán giả ở nhà xem và bàn luận qua mạng xã hội.

“Chiếm sóng” trên mạng xã hội tại một sự kiện trở nên vô cùng cần thiết cho thương hiệu hoặc những người tạo ảnh hưởng

Trong 6 năm liền, Ogilvy đã chiếm sóng tại #CannesLions bằng cách dùng Cannes để thử những ứng dụng mạng xã hội trước khi giới thiệu cho khách hàng. Riêng trong năm nay, đội ngũ chuyên tường thuật qua mạng xã hội của Ogilvy đã “truyền hình trực tiếp” từ New York với thời gian thực. Điều này đòi hỏi họ phải có phần phân tích kỹ hơn và làm việc nhanh hơn thời gian thực. Nhờ đó họ đã đúc kết một vài kinh nghiệm để giúp các doanh nghiệp có thời lượng “chiếm sóng” tốt hơn, bất kể doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh nào và tham dự sự kiện nào.

1. Biến những người trong tổ chức mình thành người gây ảnh hưởng. Bạn có thể phải trả tiền cho người gây ảnh hưởng và mong họ đưa ra những nhận xét có lợi cho thương hiệu. Hoặc bạn có thể tự làm chủ “cuộc chơi” bằng cách tự tạo ra những người gây ảnh hưởng từ các vị trí cao cấp trong tổ chức của mình. Nhưng nên nhớ là phải có kế hoạch chuẩn bị cụ thể trước khi sự kiện bắt đầu.

2. Xây dựng nền tảng cộng đồng thường xuyên: 365 ngày một năm, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Việc xây dựng cộng đồng trên Facebook, Instagram hay trên Twitter là cần thiết, được xem như những buổi huấn luyện trước khi lên võ đài. Ngày tổ chức sự kiện là ngày trận đấu xảy ra. Nếu doanh nghiệp không huấn luyện thường xuyên thì cơ may thắng trận rất thấp trong trận đấu. Việc huấn luyện cũng quan trọng như bản thân trận đấu vậy.

3.Sẵn sàng cho việc thay đổi kế hoạch. Có một kế hoạch cho một sự kiện, từ nội dung đến các kênh, là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng mạng xã hội không luôn xảy ra như kế hoạch. Sau khi đo lường hiệu quả của từng nội dung trên mạng xã hội, doanh nghiệp có thể điều chỉnh dựa trên phản ứng của người tiêu dùng trước đó.

4.Share và retweet là định hướng của thành công. Share và retweet có thể không nằm trong KPI của doanh nghiệp, tuy nhiên đấy chính là thước đo trung thực nhất trong việc “chiếm sóng” thành công.

5.Đừng chơi xổ số với ngân sách chiến dịch mạng xã hội của doanh nghiệp. Hãy tính toán như một nhà tư bản chuyên nghiệp. Doanh nghiệp nên thử một ít ngân sách ban đầu cho tất cả các kênh và nội dung khác nhau, sau đó kiểm tra kết quả và tiếp tục đầu tư vào nội dung và kênh hiệu quả. Và tất nhiên loại bỏ những nội dung không phù hợp.

Nguồn: Ogilvy Vietnam

www.ogilvy.com

  • Sự kiện
  • Đào tạo